Trầu Bà Cẩm Thạch giống mới
Tên khoa học: Epipremnum pinnatum 'Njoy
Nguồn gốc xuất sứ: Đây là một dòng trầu bà được lai tạo vào năm 2007 từ đời mẹ là Epipremnum 'Marble Queen' - (dòng trầu bà mà giới chơi cây gọi là trầu bà sữa và cũng được gọi là trầu bà cẩm thạch).
Đặc điểm cây
Hình thái
Trầu bà cẩm thạch có những chiếc lá nhỏ hơn các dòng trầu bà khác, trên bề mặt lá chia hai màu trắng và xanh rõ rệt hơn đời mẹ là trầu bà sữa. Cành lá vươn dài rễ mọc ra ở các đốt thân khi tiếp xúc với không khí lâu ngày mà không có chỗ đậu bám các rễ này sẽ tiêu biến. Chúng cũng rủ dài như các dòng trầu bà khác
Đặc điểm sinh học
Ánh sáng: Trầu bà cẩm thạch không chịu được ánh nắng gay gắt, chúng có thể chịu bóng nhưng không chịu bóng tốt bằng các dòng trầu bà khác. Thirng thoảng nên cho cây tắm một lượng sáng nhất định.
Tốc độ phát triển: Vì dòng này mới du nhập vào Việt Nam nên chúng chậm phát triển hơn rất nhiều các dòng trầu bà khác.
Ứng dụng của cây trong cảnh quan.
Trầu bà cẩm thạch có thể đặt, kệ bàn vì lá chúng nhỏ phát triển chậm nên không gây phát triển quá đà làm trật không gian.
Chúng cũng được ứng dụng để ốp tường.
Chăm sóc cây
Tưới nước
Trầu Bà cẩm thạch rất cần nước để sống, trung bình 2 ngày tưới một lần lượng vừa phải giảm nước khi thời tiết ẩm ướt, chúng đặc biệt thích được phun lên bề mặt lá. Với bề mặt lá rộng khi được lau sạch bụi thì cây sẽ phát triển tốt hơn vì khả trao đổi khí dễ dàng hơn.
Bón phân
Nên bón ít nhất một lần/ tháng bằng các loại phân như rong biển, hoặc dịch trùn quế, giúp lá đẹp và tươi hơn.
Cắt tỉa
Đôi lúc sẽ xuất hiện lá vàng vì cần loại bỏ các lá này đi.
Sâu bệnh thường gặp
Chúng có thể bị thối thân nếu thời tiết thất thường, thiếu sáng liên tục hoặc môi trường quá ẩm ướt.