Kiếm Lạc Sơn, bán Kiếm Lạc Sơn tại Hà Nội
Kiếm Lạc Sơn là cây Kiếm Lô Hội hoa màu trắng ngà, hoa dày rất nổi bật.
Cây có dạng thân lá to và dài trong dòng Kiếm Lô Hội nên cũng dễ nhận biết.
Cây khá dễ hoa, chỉ cần chậu từ 3 thân trở lên là có thể nở hoa tự nhiên được, có thể ra hoa nếu tách lẻ từng thân rời.
Hoa Lan Kiếm Lạc Sơn là cây lan hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, siêng hoa và màu sắc rất bắt mắt. Hiện tại giá thành cây cũng rất hợp lí và cũng rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa của nhà bạn.
Tham khảo thêm về Kiếm Vàng Tuyên Quang, ...
Hình Dáng Cây Kiếm Lạc Sơn
Thân Cây Kiếm
Lan Kiếm là loại hoa lan dễ trồng và dễ chăm sóc được sống ở vùng độ ẩm cao, thân cây phình ra và cao khoảng từ 3-6 cm (có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây). Thân cây phình ra rộng khoảng 2-4 cm cân đối với chiều cao. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thì thân cây mới bắt đầu phình ra.
Lá Cây Kiếm
Lan kiếm tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều.
Lá cây bắt đầu ra từ khi nảy mầm, ôm trọn và nằm trên thân. Thường bẹ lá sẽ ôm trọn cả thân. Cổ lá dạng hình chữ V đến khi dài thì xòe ngang và thường hơi ngả sang 2 bên. Có 1 số dạng lá hơi vặn (tùy thuộc vào vùng nuôi trồng của cây). Lá cây thường dài từ 40-80 cm và có thể dài tới >80 tùy thuộc vào tình trạng cây (nuôi thiếu nắng hoặc đủ nắng) và thường rộng khoảng từ 2-4 cm.
Dáng lá mềm và ngả sang 2 bên sâu, thường cuối 2 nửa lá không bằng nhau nên nhìn có thể hơi khuyết vào giữa. Lá thường có màu xanh đậm và xanh ánh vàng (tùy thuộc vào điều kiện nuôi trồng).
Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sáng. Thường cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển chậm vì ảnh hưởng bởi thời tiết.
Rễ cây Lan Kiếm
Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong xanh. Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm.
Cây ra rễ ở gốc, rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.
Cây cũng hay mọc rễ ngược lên trên phần giá thể để trao đổi khí, cây vẫn phát triển bình thường và không có ảnh hưởng gì.
Đặc Điểm Sinh Học Hoa Lan Kiếm Lạc Sơn
Mùa nở hoa: Mùa nở hoa dải rác quanh năm và thường vào từ tháng 4 đến tháng 10.
Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm, mọc ra và rủ luôn xuống đất rất mềm mại. Cần hoa màu xanh vàng mọc ra ngay ở mắt thân cây và thường sát gốc có chiều dài khoảng 50-80 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm. Cần hoa rất quan trọng vì cần to dài thì sẽ có rất nhiều bông.
Độ dày hoa phụ thuộc vào điều kiện nuôi trồng cây khác nhau, thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 10-35 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 3-4cm (có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).
Màu Sắc và Hương Thơm: Hoa Lan có màu trắng ngà vàng, cánh hoa màu vàng trắng, môi hoa có màu trắng tuyết rất gọn và trụ phấn có màu vàng.
Độ bền của hoa khoảng 5-7 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô, cũng có thể lên đến đến khoảng 15 ngày nếu thời tiết mát mẻ.
Điều Kiện Để Cây Lan Kiếm Lạc Sơn Phát Triển Tốt
Hoa Lan Kiếm là loại hoa lan rất dễ trồng nhưng điều kiện tốt nhất là ưa ẩm và thoáng gió.
Ánh sáng từ 20-50% và độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên.
Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn.
Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.
Tuy nhiên vì cây rất dễ trồng nên cũng có thể chịu hạn và nắng rất tốt.
Cách Trồng Cây Hoa Lan Kiếm Lạc Sơn
Khi trồng cây Hoa Lan Kiếm cần làm những bước sau:
Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây có thể trồng bằng đất, chấu hun, vỏ thông, sỏi nhẹ, xơ dừa...quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.
Cách tách cây ra khỏi chậu: Khi nhổ cây ra khỏi chậu cần rửa sạch bộ rễ, sau đó để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh sau đó bôi keo liền sẹo vào những vết dập và phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh, sau đó trồng vào chậu.
Có thể phun thuốc sau khi trồng cây ổn định vào chậu để tránh cây bị bệnh.
Trồng cây vào chậu phải đặt thẳng để ngọn cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi ra rễ chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ.
Thường thì trồng vào chậu phải trồng nổi thân, không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị nấm bệnh và bị thối. Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển tốt nhất.
Vì đặc tính cây rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ ràng.
Chăm Sóc Cây Hoa Lan Kiếm Lạc Sơn
Lượng sáng:
Vì lượng ánh sáng cần cho cây hoa lan kiếm là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất chúng ta dùng lưới che nắng.
Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…
Khi mới trồng cây (cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 700-800 light tức là khoảng 20% ánh nắng khi nhiệt độ ở trên 300 c và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 300 c.
Khi cây thuần tức là chúng đã bám rễ và khỏe mạnh, bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.
Tưới nước:
Quan trọng nhất là tưới nước để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c.
Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra sâu bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt.
Chú ý: Không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây nấm bệnh cho cây.
Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc máy đo nhiệt độ, độ ẩm cho vườn.
Điều kiện để cây Hoa Lan Kiếm Lạc Sơn ra hoa:
Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Đặc biệt khi cây ra mầm phải chăm sóc tốt để cây phát triển hơn thì cuối năm cây trưởng thành mới có thể ra hoa được.
Cây có thể ra hoa tự nhiên khi chậu khoảng từ 3 thân trở lên. Nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển để cây ra hoa bình thường.
Chú ý: Lan kiếm rất dễ ra hoa nếu tách lẻ từng thân rời, nhưng cách này có thể làm quá trình phát triển của cây chậm lại rất nhiều.
Bón phân và phun thuốc.
Thời điểm bón phân cho cây Hoa Lan Kiếm:
Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển.
Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Kiếm:
Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần.
Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
Cách bảo quản hoa của cây Hoa Lan Kiếm:
Hoa Lan Kiếm nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn.Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển.
Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa, nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.